Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 1

Mới đây, Hương Giang chính thức tiết lộ thông tin cô được mời ngồi ghế giám khảo cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 được tổ chức tại Thái Lan.

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 2

Đây là đấu trường nhan sắc mà Hương Giang đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để nhận được vương miện cao nhất năm 2018 - năm đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia cuộc thi này.

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 3

Người đẹp Việt Nam được nhìn nhận là một trong những Hoa hậu thành công nhất trong lịch sử cuộc thi với những hoạt động thiết thực dành cho cộng đồng LGBT.

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 4

Và sau 2 năm kể từ thời điểm đăng quang, Hương Giang đã vinh dự được mời vào vị trí “cầm cân nảy mực” của Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế.

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 5

Chia sẻ cảm xúc khi ngồi ghế giám khảo cuộc thi này, Hương Giang cho biết: “Giang thật sự rất vui và hãnh diện khi nhận được lời mời trở lại Miss International Queen với vai trò giám khảo chỉ hai năm sau khi đăng quang. Chắc chắn cùng với các giám khảo khác, Giang sẽ làm việc thật công tâm để tìm ra người xứng đáng nhất với chiếc vương miện danh giá lần này”.

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 6

Bên cạnh Hương Giang, vị trí giám khảo của cuộc thi năm nay còn có sự xuất hiện của các người đẹp đã từng đăng quang trong lịch sử của cuộc thi như: Nong Poy – Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế đầu tiên vào năm 2004, Ai Harunna (Nhật Bản) – Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2009, Mini Han (Hàn Quốc) - Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2010 và Marcela (Brazil) – Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2013.

Hương Giang được mời làm giám khảo Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 - 7

Đêm chung kết Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020 sẽ được diễn ra vào ngày 7/3 tại Thái Lan. Đại diện của Việt Nam tại cuộc thi là người đẹp Bùi Đình Hoài Sa hiện đang nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông.

Băng Châu

Tôi còn thương người cũ

Chúng tôi yêu nhau lúc nào chẳng hay. Anh chăm sóc cho tôi, lo lắng cho con tôi, tôi muốn gì là anh sẽ có mặt để làm cùng tôi. Có những lúc chúng tôi tranh cãi, không thỏa hiệp được, cuối cùng vì nhớ thương tôi lại chủ động liên lạc để cùng tiếp tục. Sau nhiều chao đảo, gần đây anh nói không còn yêu tôi nữa nhưng vẫn cùng nhau ăn tối, chơi giỡn với con tôi, cùng nói chuyện qua tin nhắn. Thâm tâm tôi chỉ nghĩ anh muốn đi nước ngoài, để khỏi nặng lòng nên nói không còn yêu tôi như xưa

Vô tình, tôi thấy được đoạn tin nhắn trao đổi giữa anh và một cô bạn cấp ba, bạn cũng đang gặp khó khăn trong gia đình. Họ đã nói chuyện rất lâu rồi với tư cách là bạn bè, gần đây nói chuyện nhiều hơn, có nhiều câu từ thân mật, gửi cho nhau nghe những bài hát về tình yêu, thu xếp thời gian để ăn trưa... Tôi băn khoăn không biết vị trí của mình trong anh như thế nào, còn yêu tôi không, tình cảm với cô bạn kia có phải chỉ thoáng qua? Tôi có nên tiếp tục không, có cần cố gắng duy trì mối quan hệ này khi còn vài ngày nữa là anh đi định cư nước ngoài rồi?

Quỳnh

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Vsmart Joy 3 thêm bản 64 GB giá 3,29 triệu đồng

Joy 3 ra mắt và bán ra thị trường vào giữa tháng 2 vừa qua. Sản phẩm gây ấn tượng với cấu hình mạnh và giá bán hấp dẫn. Trong ngày đầu ra mắt, sản phẩm đã bán được 12.000 máy.

Joy 3 dùng chip Snapdragon "đầu 6" là 632 thay vì dòng thấp hơn Snapdragon 439 như trên đối thủ Redmi 8. Điểm yếu duy nhất của máy so với đối thủ bên phía Xiaomi là thiếu phiên bản RAM 4 GB, bộ nhớ trong 64 GB. Tuy nhiên, điều này đã được khắc phục khi hãng điện thoại Việt bổ sung phiên bản mới. Joy 3 RAM 4 GB, bộ nhớ 64 GB có giá 3,29 triệu đồng, tương đương Redmi 8. Trong hai ngày đầu mở bán, giá máy giảm còn 2,99 triệu đồng.

Trước đó, VinSmart bán Joy 3 bản RAM 3 GB, bộ nhớ trong 32 GB giá 2,7 triệu đồng và bản RAM 2 GB cùng bộ nhớ là 2,3 triệu đồng.

Vsmart Joy 3 thêm phiên bản 4 GB RAM. Ảnh: Tuấn Hưng

Vsmart Joy 3 thêm phiên bản 4 GB RAM. Ảnh: Tuấn Hưng

Joy 3 là smartphone có pin dung lượng cao nhất phân khúc trên dưới 3 triệu đồng, 5.000 mAh, tương đương với Realme 5. Tuy nhiên, máy có sự khác biệt khi hỗ trợ thêm sạc nhanh Quick Charge 3.0 và tặng kèm luôn củ sạc công suất 18W trong hộp. Theo nhà sản xuất, thời lượng pin đủ để nghe nhạc liên tục trong 143 tiếng, xem video Youtube liên tục trong 25 tiếng và gọi điện 48 tiếng.

Smartphone của VinSmart dùng màn hình "giọt nước" kiểu tràn viền nhưng viền xung quanh vẫn khá dày, đặc biệt là phần cạnh dưới. Kích thước màn là 6,52 inch (lớn hơn Galaxy A10s, Vivo U10, Redmi 8 và tương đương Realme 5), độ phân giải chuẩn HD + là 1.600 x 720 pixel. Trải nghiệm nhanh thực tế máy cho thấy độ chi tiết khá tốt, màu sắc rực rỡ hơn đáng kể so với thế hệ Joy 2 trước.

Vsmart Joy 3 sử dụng mặt lưng có thể biến đổi màu sắc theo góc nhìn gần giống Active 3 ra mắt cuối năm ngoái. Máy cũng có tới 3 camera, trong đó camera chính 13 megapixel, camera phụ 8 megapixel cho góc siêu rộng và một camera hỗ trợ xóa phông độ phân giải là 2 megapixel.

Tuấn Hưng

Trắc nghiệm về các nước Đông Á

Khung cảnh phổ biến ở vùng đất của bầu trời xanh. Ảnh: Shutterstock

Khung cảnh phổ biến ở "vùng đất của bầu trời xanh". Ảnh: Shutterstock

Câu 1: Nước Đông Á nào có biệt danh là "vùng đất của bầu trời xanh"?

Đăng Quang Watch giảm giá đến 50% nhân dịp 8/3

polyad

Chương trình ưu đãi áp dụng cho tất cả sản phẩm đồng hồ, kính mắt để khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn những món quà tặng ý nghĩa dành cho những người phụ nữ yêu thương bên cạnh mình.



polyad

Đồng hồ, kính mắt không chỉ là món là phụ kiện giúp chị em phụ nữ hiện đại thể hiện phong cách thời trang mà còn là vật dụng hữu ích và cần thiết trong đời sống hàng ngày. Với phong cách thiết kế hoàng gia, tinh xảo, nhân dịp 8/3, thương hiệu đồng hồ, kính mắt Diamond D giới thiệu bộ sưu tập mang hơi hướng hiện đại, sang trọng. Trong đó, chiếc đồng hồ DM8703L5IG sở hữu kim cương swarovski toả sáng ở mọi góc nhìn, mặt kính sapphire chống xước, mang đến cho vẻ đẹp tinh tế, cuốn hút.

polyad

Được phân phối độc quyền và bảo hành trọn đời tại hệ thống bán lẻ đồng hồ, kính mắt chính hãng Đăng Quang Watch với 100 showroom trên toàn quốc, Diamond D đã trở thành một trong những thương hiệu được phái đẹp yêu thích. Đối với sản phẩm mắt kính, dựa trên nghiên cứu của Đăng Quang Watch trong thị trường Việt Nam, gọng kính Diamond D có thể điều chỉnh ôm sát gương mặt của người phụ nữ Việt, đồng thời, tôn lên các đường nét thanh tú. Các sản phẩm đồng hồ của Diamond D được trang bị bộ máy Nhật, đảm bảo hoạt động chính xác và bền bỉ. Người dùng cũng có thể điều chỉnh giờ dễ dàng bằng các nút vặn chỉnh bên ngoài.

polyad

Ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp đặc biệt để tôn vinh, yêu chiều phái đẹp, là cơ hội để cánh đàn ông bày tỏ tình cảm chân thành với họ. Vì vậy, Đăng Quang Watch gợi ý cho phái mạnh món quà mang ý nghĩa "Luôn bên cạnh và dõi theo từng phút giây" để tặng cho phụ nữ nhân ngày đặc biệt này - đồng hồ đeo tay Diamond D.

polyad

Tham khảo thêm các sản phẩm của thương hiệu Diamond D tại đây hoặc trực tiếp đến với hệ thống showroom trên toàn quốc của Đăng Quang Watch.

(Nguồn: Đăng Quang Watch )

Hotline tư vấn và bán hàng: 0986.68.1189

Website:

Facebook:

Instagram:

Chuyên gia Mỹ lo ngại Trump lạc quan trước Covid-19

Mùa xuân năm 1918, một chủng cúm mới hoành hành trong các doanh trại quân đội của cả hai phe tham gia Thế chiến I ở châu Âu. Nhiều binh sĩ bị nhiễm bệnh, nhưng cả Anh, Pháp, Đức và các nước châu Âu khác đều giữ bí mật về dịch cúm vì không muốn đối thủ chiếm được lợi thế.

Tây Ban Nha, quốc gia trung lập trong Thế chiến I, lại có phản ứng trái ngược. Ngay khi dịch cúm tấn công nước này, chính phủ và báo chí Tây Ban Nha đã thông tin một cách chính xác, thậm chí cả chuyện nhà vua bị nhiễm bệnh.

Do đó, nhiều tháng sau, khi dịch cúm bùng phát và lan ra toàn cầu, cướp đi sinh mạng của 50-100 triệu bệnh nhân, nhiều người tin rằng nó khởi phát từ Tây Ban Nha, đơn giản vì quốc gia này đã nói ra sự thật.

Dịch cúm đó sau này được gọi tên là " ", dù các chuyên gia cho rằng nó có nguồn gốc từ Đông Á. Claude Hannoun, chuyên gia hàng đầu về dịch cúm năm 1918 của Viện Pasteur, nhận định loại virus đó nhiều khả năng khởi phát từ Trung Quốc, sau đó biến đổi ở Mỹ rồi lan sang Pháp và khắp châu Âu.

Một bệnh viên quân đội chật cứng bệnh nhân bị cúm Tây Ban Nha tại bang Kansas năm 1918. Ảnh: Washington Post.

Một bệnh viện quân đội chật cứng bệnh nhân bị cúm Tây Ban Nha tại bang Kansas năm 1918. Ảnh: Washington Post.

Giờ đây, khi nỗi sợ về nCoV lan khắp nơi, nhà sử học John M.Barry, tác giả cuốn sách "Đại dịch cúm: Câu chuyện về dịch cúm nguy hiểm nhất trong lịch sử", lo ngại chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang quên bài học về một trong những đại dịch nghiêm trọng nhất thế giới, đó là không được che giấu sự thật .

Trump tuần trước tuyên bố một cách lạc quan rằng với những gì Mỹ đang làm, nguy cơ Covid-19 gây ra với nước này là "rất thấp". Trước đó, ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định Covid-19 sẽ "biến mất" khi thời tiết ấm lên. Tuy nhiên, Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), lại có quan điểm ngược lại, khi cho rằng Covid-19 sẽ "tiếp tục tồn tại trong thời gian tới".

"Chính quyền Trump rõ ràng chỉ đang tập trung vào những điều đã làm tốt và kiểm soát thông tin", Barry, trả lời phỏng vấn qua điện thoại.

Khi đợt bùng phát cúm Tây Ban Nha thứ hai tấn công toàn cầu, châu Âu đã hoàn toàn kiểm duyệt tin tức về nó. "Mỹ không làm như vậy, nhưng họ gây áp lực để mọi người không nói về những điều tiêu cực", Barry nói.

Thông tin về cuộc chiến chống đại dịch cúm Tây Ban Nha được Ủy ban Thông tin Đại chúng Mỹ (CPI) kiểm soát chặt chẽ. Nhà báo Arthur Bullard thuộc CPI từng nói "Sức mạnh của một ý tưởng nằm ở giá trị truyền cảm hứng, mà không nằm nhiều ở tính đúng sai của thông tin".

CPI đã công bố hàng nghìn câu chuyện lạc quan về nỗ lực của Mỹ trong nỗ lực chống đại dịch cúm Tây Ban Nha và thường được các tờ báo đăng lại nguyên văn. Do đó, khi dịch cúm Tây Ban Nha lan khắp nước Mỹ vào mùa thu năm 1918, cả chính phủ và truyền thông nước này cùng tiếp tục thực hiện "chiến lược màu hồng" để không làm công chúng mất tinh thần.

Tổng thống Woodrow Wilson khi đó không có bất kỳ tuyên bố nào, bởi ông cho rằng không có lý do gì đáng báo động nếu nước Mỹ "tuân thủ các biện pháp phòng ngừa thích hợp".

Barry cho biết một quan chức y tế hàng đầu khác thậm chí còn coi đó là "bệnh cúm thông thường nhưng được gọi bằng tên khác". Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Tỷ lệ tử vong của cúm Tây Ban Nha là 2%, cao hơn rất nhiều chủng cúm mùa thông thường và tương đương mức ước tính ban đầu về nCoV.

Đối tượng tử vong cũng khác nhau, khi cúm mùa thường nhắm vào trẻ em và người già, còn cúm Tây Ban Nha lại gây hậu quả nặng nề nhất ở người trẻ tuổi, trong đó có binh lính trong doanh trại quân đội.

Barry cho biết điều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn là trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, thông tin về virus không được truyền thông đăng tải đúng thực tế. Ngày 28/9/1918, giới chức thành phố Philadelphia cho phép 200.000 người tham gia cuộc diễu hành gây quỹ cho phe Đồng minh trong Thế chiến I, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia y tế.

"Về cơ bản, tất cả bác sĩ đều nói với phóng viên rằng cuộc diễu hành không nên diễn ra. Phóng viên đã viết về cảnh báo này, nhưng các biên tập viên gạch bỏ. Báo chí Philadelphia lúc đó không đưa bất kỳ cảnh báo nào như vậy", Barry nói.

Cuộc diễu hành vẫn được tổ chức theo kế hoạch và 48 tiếng sau, cúm Tây Ban Nha đã hạ gục thành phố này. Nhưng ngay cả khi ra lệnh đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người, giới chức thành phố vẫn tuyên bố đó không phải là biện pháp y tế cộng đồng và cho rằng không có lý do để đưa ra báo động.

Philadelphia trở thành một trong những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch cúm Tây Ban Nha ở Mỹ. Người chết la liệt mỗi ngày và họ được chôn cất trong những ngôi mộ tập thể. Hơn 12.500 cư dân thành phố đã tử vong, theo Philadelphia Inquirer .

Chính phủ Mỹ đe dọa trừng phạt bất kỳ tờ báo nào đưa tin về sự thật này. Trang Jefferson County Union ở bang Wisconsin từng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch cúm vào ngày 27/9/1918. Chỉ vài ngày sau, một tướng quân đội Mỹ đã truy tố tờ báo theo đạo luật chống nổi loạn thời chiến vì cho rằng nó khiến binh lính "suy giảm sĩ khí".

Khi đại dịch hoành hành suốt tháng 10 năm đó, người Mỹ có thể tận mắt thấy "những lời trấn an vô nghĩa" của giới chức địa phương và liên bang hoàn toàn không đúng. Cuộc khủng hoảng niềm tin này đã dẫn tới những tin đồn về các phương pháp chữa bệnh không có thật và biện pháp phòng ngừa không cần thiết.

Tổng thống Donald Trump (phải) và Phó Tổng thống Mike Pence tại buổi họp báo về ứng phó với Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 26/2. Ảnh: AP.

Tổng thống Donald Trump (phải) và Phó Tổng thống Mike Pence tại buổi họp báo về ứng phó với Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 26/2. Ảnh: AP.

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của gần 700.000 người Mỹ, trong đó có Frederick Trump, ông nội đương kim Tổng thống Mỹ. Thậm chí tổng thống Mỹ khi đó là Wilson cũng nhiễm bệnh khi đàm phán kết thúc Thế chiến.

"Tôi nghĩ bài học số một rút ra từ đại dịch này là bạn phải nói sự thật nếu không muốn gây ra sự hoảng loạn", Barry, người từng là chuyên gia cố vấn cho kế hoạch về đại dịch cúm của CDC, nói.

Đối với dịch Covid-19 hiện nay, Barry cho biết ông "có chút lo lắng" về kế hoạch ứng phó của chính phủ Mỹ. Ông không cho rằng chính quyền Trump "hoàn toàn nói dối, nhưng họ chắc chắn khiến bạn nghĩ tới những viễn cảnh tốt nhất".

Ông đặc biệt quan ngại về quyết định của Tổng thống Trump khi bổ nhiệm Phó Tổng thống Mike Pence làm người chỉ đạo cuộc chiến chống Covid-19, thay vì một chuyên gia về y tế như bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ. Với bài học từ cuộc khủng hoảng niềm tin trong đại dịch cúm năm 1918, Barry cho rằng đây là "quyết định thật sự sai lầm".

Thanh Tâm (Theo Washington Post )

92 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh du khách từ Hàn Quốc

Yonhap đưa tin, ngày 4/3, tổng cộng 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp đặt biện pháp hạn chế nhập cảnh hoặc thủ tục cách ly nghiêm ngặt hơn đối với những người đến từ Hàn Quốc - quốc gia hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo thông tin đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, tính đến 9 giờ sáng 4/3, có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấm nhập cảnh những du khách từng tới Hàn Quốc trong ít nhất là 2 tuần.

92 quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế nhập cảnh du khách từ Hàn Quốc - Ảnh 1.

Du khách Hàn Quốc chờ đợi tại khu vực cách ly ở sân bay quốc tế Ben Gurion, gần Tel Aviv, Israel sau khi bị từ chối nhập cảnh vào nước này. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Liên quan đến tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 4/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 516 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong ngày 3/3, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 5.328 người.

KCDC cũng xác nhận thêm 4 ca tử vong mới, theo đó tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Hàn Quốc tính đến nay là 32 trường hợp, phần lớn là các bệnh nhân lớn tuổi ốm yếu.

Trong số 516 ca nhiễm mới được xác nhận ngày 3/3, có 405 ca ở thành phố Daegu và 89 ca ở tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận.

Các tỉnh và thành phố lớn khác của Hàn Quốc cũng xác nhận một số ca nhiễm mới, trong đó tỉnh Gyeonggi ghi nhận thêm 7 ca nhiễm.

Khoảng 60% số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc hiện nay liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) ở Daegu, thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc với dân số 2,5 triệu người.

Tuy nhiên, hiện nhà chức trách y tế Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 từ các thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) sang các công dân khác ở Daegu do cấp độ lây lan dịch bệnh tại thành phố này ở mức báo động.

Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, khoảng 2.300 ca nhiễm ở Daegu liên quan tới giáo phái Tân Thiên Địa, khoảng 11.000 công dân khác trong thành phố không có quan hệ với giáo phái này đã được xét nghiệm và 1.300 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

*Cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 .

Ca sỹ tỷ phú Hà Phương tiết lộ bí quyết giữ chồng thay vì nổi máu ghen với những cô gái xung quanh

Sau thời gian dài ở ẩn, mới đây, nữ tỷ phú  Hà Phương  bất ngờ trở lại với nhiều dự án mới. Mới đây nhất, người đẹp vừa quyết định tái xuất khi nhận lời tái xuất trong vai trò diễn viên tại hải ngoại để kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương.

Đây là lần trở lại hiếm hoi của Hà Phương sau thời gian dài im ắng. Hà Phương chia sẻ hiện tại công việc quá bận rộn nên không thể nào trở lại thường xuyên hơn nhưng vẫn luôn nỗ lực mỗi khi sắp xếp được.

Về tổ ấm của mình, Hà Phương cho hay kể từ khi kết hôn cô luôn nỗ lực gấp nhiều lần vì gia đình của mình. Nữ ca sĩ thừa nhận cô hơi áp lực khi làm vợ của một tỷ phú có nhiều phụ nữ đẹp vây quanh. Tuy nhiên, thay vì nổi máu ghen hay lúc nào cũng khư khư giữ lấy chồng, cô tích cực làm đẹp cho cả vóc dáng vẫn tri thức để xứng với chồng. Đó cũng là lý do cô không ngồi nhà như bình hoa di động mà học diễn xuất, viết kịch bản và làm phim. 

Ca sỹ tỷ phú Hà Phương tiết lộ bí quyết giữ chồng thay vì nổi máu ghen với những cô gái xung quanh  - Ảnh 2.

Hà Phương luôn mong muốn chồng có thể cảm thấy tự hào khi đứng cạnh mình.

Hà Phương là em gái của ca sĩ Cẩm Ly và là chị gái của ca sĩ Minh Tuyết. Có năng khiếu ca hát từ nhỏ, Hà Phương từng cùng các chị em của mình đi hát ở nhiều sân khấu tại TP HCM. Từ khi kết hôn với tỷ phú Chính Chu vào năm 2002, cô thỉnh thoảng mới xuất hiện. 

Chồng cô là một tỷ phú nổi tiếng không chỉ ở Mỹ mà còn trên thế giới. Hai vợ chồng Hà Phương đã có hai cô con gái, có cuộc sống rất giàu sang, viên mãn.

Ca sỹ tỷ phú Hà Phương tiết lộ bí quyết giữ chồng thay vì nổi máu ghen với những cô gái xung quanh  - Ảnh 4.

Ca sỹ tỷ phú Hà Phương tiết lộ bí quyết giữ chồng thay vì nổi máu ghen với những cô gái xung quanh  - Ảnh 5.